Mô hình kết nối yêu thương của chi bộ trường tiểu học Vĩnh Bình Bắc 2 giúp đỡ học sinh khó khăn

Lượt xem:

Đọc bài viết

Nhằm giúp đỡ chia sẻ các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn của trường, tập thể trường tiểu học Vĩnh Bình Bắc 2 đã cho ra đời mô hình kết nối yêu thương, bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực được tập thể giáo viên, phụ huynh và các em học sinh hưởng ứng nhiệt tình. Đặc biệt giúp đỡ các em học sinh tiếp tục đến trường và duy trì sĩ số.

Cô Trương Hồng Trinh, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết đa phần phụ huynh học sinh của trường có thu nhập thấp và không ổn định, chủ yếu phụ thuộc vào trồng lúa, khóm, nuôi tôm, lao động thủ công, nên một bộ phận nhân dân không có điều kiện chăm lo tốt cho con em, một số ít cha mẹ học sinh chưa chú trọng về việc học của con, còn trông chờ ỷ lại vào chế độ chính sách, khoán trắng cho nhà trường chưa có sự phối hợp tốt trong giáo dục. Xuất phát từ thực tế trên do thấy sân trường đất rộng để trống, từ đó các thầy cô tích cực tham gia trồng rau, mỗi lớp trồng một luống, tự chăm sóc sau đó thu hoạch từ số tiền tích lũy bán để ủng hộ cho các em học sinh của lớp. Đến nay mô hình đã duy trì được hơn 6 năm đã giúp nhiều học sinh trong học tập như: mua bảo hiểm y tế, đồ đồng phục, dụng cụ học tập và giúp đỡ trực tiếp nhiều hoàn cảnh khó khăn của trường để các em được tiếp tục học tập tốt. Ngoài trồng rau trường còn vận động 25/25 giáo viên của trường đóng góp mỗi năm 50.000 đồng để cùng nhau giúp các em học sinh khó khăn của trường. Cô Trương Hồng Trinh, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng trường tiểu học Vĩnh Bình Bắc 2 cho biết thêm: do điều kiện nhà trường phía sau còn nhiều khoảng đất trống nên làm thành vườn rau cũng là mô hình của tổng phụ trách đội đăng ký nhà thiếu nhi trước đó là mô hình nông trại kim đồng nhưng mình thấy duy trì được vườn rau này thứ nhất có lợi ích cho học sinh cùng giáo viên cùng xới đất cùng làm cho học sinh trải nghiệm, sản phẩm rau được thu hoạch tạo được một phần kinh phí để cho các lớp hoạt động, tự lớp điều tiết mua thêm đồ dùng học tập nếu tiền quỹ các em hết, tiền rau được nhiêu cung cấp vô cho lớp để thực hiện các nhiệm vụ học tập trong lớp.

Mô hình trồng rau

Trường tiểu học Vĩnh Bình Bắc 2 hiện có 299 em, hiện có 49 em học sinh nghèo, cận nghèo, khó khăn. Trường luôn chú trọng đổi mới trong hoạt động dạy học, phối hợp nhiều phương pháp kỹ thuật dạy học, chú ý đến hoạt động trò chơi trong tiết dạy nhằm gây hứng thú cho học sinh, chú trọng hoạt động ứng dụng và giáo dục cuối bài để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Đặc biệt, hàng năm trường luôn quan tâm giúp đỡ các em nhất là trong đầu năm học để các em được cắp sách đến trường không phải rơi vào cảnh khó khăn phải nghĩ học. Trong đó hoàn cảnh của em Nguyễn Thị Như Quỳnh trường tiểu học Vĩnh Bình Bắc 2 thường xuyên được nhà trường giúp đỡ em chia sẻ: gia đình con cũng hơi bị khó khăn nhà cũng hơi bị thiếu thốn cha con đi làm, mẹ con ở nhà làm nội trợ nhà trường cũng thường xuyên giúp đỡ tặng gạo rồi tặng sữa thầy cô cũng quan tâm động viên để cho em học tập, con hứa sẽ học tập thật tốt để sau này sẽ không phụ lòng thầy cô đã quan tâm giúp đỡ con, thay mặt các bạn học sinh trường Vĩnh Bình Bắc 2 cảm ơn thầy cơ đã quan tâm và giúp đỡ chúng em; còn em Cao Hoàng Huy tâm sự: nhà trường đã ủng hộ cho em quần áo, cặp rồi em cùng các bạn trồng  rau và đóng góp tiền ủng hộ gạo cho các bạn học sinh khó khăn trong đó có em, em cảm thấy rất là vui em cảm ơn thầy cô đã giúp đỡ các học sinh khó khăn như em.

Ngoài những việc làm giúp đỡ trên, từng giáo viên chủ nhiệm luôn theo dõi sát các em học sinh lớp mình chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng cũng như hoàn cảnh từng em để có hướng giúp đỡ kịp thời. Bên cạnh đó cũng quan tâm đến các em có hoàn cảnh khó khăn những em bỏ học giữa chừng cũng đến nhà động viên và cũng cho các em đến lớp kịp thời đến cuối năm không có học sinh bỏ học giữa chừng. Cô Bùi Thị Hiền Em, Giáo viên chủ nhiệm nói: tôi chủ nhiệm lớp tôi thấy học sinh tôi cũng có nhiều hoàn cảnh khó khăn những em có hoàn cảnh khó khăn về vật chất thiếu về quần áo thì cũng có hỗ trợ kịp thời, tập vỡ sách thì đầu năm cũng có hỗ trợ kịp thời cho các em đầy đủ học tập dụng cụ như nếu hoàn cảnh rất khó khăn nữa về không có bảo hiểm thì vận động phụ huynh tham gia một phần hỗ trợ các em một phần để hoàn thành các loại bảo hiểm.

Những việc làm của tập thể giáo viên trường tiểu học Vĩnh Bình Bắc 2 đã tiếp thêm niềm tin động lực để các em yên tâm học tập thật tốt không phụ lòng dạy dỗ của thầy cô đối với các em. Có thể khẳng định rằng, mô hình tuy không lớn nhưng lan tỏa được phong trào giúp đỡ các em học sinh. Là cầu nối chia sẻ để các em vươn tới ước mơ thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Diễm Trang